HouseTek Smart Factory

HouseTek – Cung cấp giải pháp IoT tối ưu cho bạn

THẺ RFID VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

RFID (Radio Frequency Identification) là kỹ thuật nhận dạng sóng vô tuyến từ xa, cho phép dữ liệu trên một con chíp được đọc một cách “không tiếp xúc” qua đường dẫn sóng vô tuyến ở khoảng cách từ 50cm tới 10 mét, tùy theo kiểu của thẻ nhãn RFID.

Vậy thẻ nhãn RFID là gì? Được cấu tạo như thé nào và hình dạng ra sao. Qua bài viết này HouseTek sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức cơ bản này nhé.

Đầu tiên Thẻ RFID được định nghĩa là một thiết bị lưu trữ và truyền dữ liệu đến một đầu đọc trong một môi trường tiếp xúc bằng sóng vô tuyến. Thẻ RFID mang dữ liệu của một sản phẩm nào đó và gắn lên sản phẩm đó…

Thẻ RFID chia làm 2 loại thông dụng là: thẻ thụ động (passive tag) và thẻ chủ động (active tag).

Thẻ thụ động (Passive tags): là loại thẻ được cấp năng lượng từ sóng vô tuyến phát từ đầu đọc RFID cho việc truy vấn dữ liệu. Tầm hoạt động hiệu quả của loại thể này cỡ vài cm.

Thẻ chủ động (Active tags): là loại thể được cấp năng lượng từ pin, do đó có thể được đọc từ khoảng cách khá xa với đầu đọc RFID, có thể lên đến hàng trăm mét.

Một thẻ RFID bao gồm 3 thành phần: một chip để lưu và xử lí thông tin ; một antenna để nhận và gởi tín hiệu; và một substrate – chất nền – vật liệu lót (thường là giấy hoặc nhựa )

Về hình dạng, tùy thuộc vào lĩnh vực ứng dụng mà thẻ RFID có nhiều hình dạng khác nhau.

Một số thẻ RFID thông dụng và phổ biến

Thẻ RFID hình nút áo.

Thẻ gỗ

Thẻ giặt là

RFID KeyFob

Vòng đeo tay

Các loại thẻ RFID, nhãn dán RFID được thiết kế đa dạng về kích thước và hình dạng phù hợp với từng yêu cầu thực tế, vì vậy với mỗi yêu cầu sử dụng và đặc thù ngành nghề khác nhau sẽ sản xuất các loại thẻ RFID phù hợp.

HouseTek là đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp IOT, RFID cũng là một đơn vị cung cấp thẻ RFID uy tín trên thị trường Việt Nam.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *